Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây và chúng tôi sẽ gửi cho bạn một mật khẩu mới.
Ngày nay, giải pháp lắp đặt camera tại các nhà xưởng, văn phòng, gia đình, trường học, cửa hàng,…trở nên ngày càng phổ biến. Trong quá trình lắp đặt và sử dụng hệ thống camera quan sát, nhiều khách hàng thường thắc mắc rằng liệu lắp camera có tốn điện không hay công suất camera quan sát là bao nhiêu. Cũng rất dễ hiểu khi hiện nay giá điện ngày càng tăng nên việc nắm rõ công suất tiêu thụ điện của camera sẽ giúp các gia đình, đơn vị kinh doanh được chủ động hơn trong việc lên kế hoạch chi tiết và sử dụng lắp đặt camera giám sát một cách hợp lý và hiệu quả.
Nhiều người trong số bạn có thể nghe nói về camera an ninh IP làm chậm mạng gia đình của bạn, nhưng một số ít bạn chưa bao giờ thực sự tiêu thụ năng lượng của camera an ninh, camera quan sát hoặc hệ thống an ninh của bạn.
Vì vậy, các camera quan sát analog, camera an ninh không dây PoE / không dây, DVR / NVR hoặc hệ thống an ninh của bạn sử dụng bao nhiêu năng lượng? Liệu lắp camera có tốn điện không? Chi phí bao nhiêu để chạy một camera quan sát? Đây là những thắc mắc của rất nhiều quý khách hàng, khi lựa chọn lắp đặt camera giám sát. Sở dĩ vậy, vì giá điện hiện nay ngày càng tăng cao và cộng thêm một "đồng chí" tiêu thụ đồng nghĩa với việc hóa đơn tiền điện sẽ tăng lên. Vậy lắp đặt camera có tốn nhiều điện năng không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nguồn điện là một yếu tố cực kì quan trọng, nhưng thường không được mọi người chú trọng khi lắp đặt một hệ thống camera giám sát. Mặc dù chi phí cho các thiết bị cấp nguồn tương đối thấp, những sai lầm trong thiết kế, lựa chọn nguồn điện, nguồn dự phòng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng mà bạn không lường trước.
Một số vấn đề chính cần lưu ý khi lắp camera và lựa chọn nguồn điện cung cấp cho hệ thống:
– Xác định nguồn điện yêu cầu và nguồn điện cung cấp
– Đánh giá các yêu cầu về nguồn điện cho ứng dụng thiết bị quan sát camera cụ thể
– Lựa chọn hình dạng thực tế của bộ đổi nguồn
– Lựa chọn nguồn điện xoay chiều (AC) hay một chiều (DC) cho phù hợp
– Xác định nguồn dự phòng
– Bảo vệ quá dòng
Nguồn rời là cách sử dụng một bộ đổi nguồn cho duy nhất một camera, bộ nguồn này có dòng điện đầu ra thấp (chỉ 1A hoặc 2A), chỉ đủ cung cấp cho một thiết bị camera hoạt động. Trong khi đó, với nguồn tổng là bộ nguồn sử dụng cho nhiều camera cùng một lúc.
Việc nên sử dụng nguồn rời hay nguồn tổng sẽ phụ thuộc vào số lượng camera mà khách hàng muốn lắp đặt, khoảng cách giữa các camera, công suất mắt camera,…Trên thực tế, nếu khoảng cách giữa hai camera > 50m thì không nên sử dụng chung một nguồn tổng vì dòng điện một chiều bị suy giảm nghiêm trọng khi chạy trên khoảng cách xa ( >35m).
Một hệ thống camera quan sát sẽ bao gồm những thiết bị sau:
-Thiết bị Camera quan sát
-Hệ thống đầu ghi hình
-Ổ cứng HHD lưu trữ dự liệu
-Nguồn, các loại dây cáp, jack BNC
-Các phụ kiện liên quan kèm theo
Xét về số lượng, một hệ thống camera giám sát hoàn chỉnh là sự kết hợp của khá nhiều thiết bị đảm nhận chức năng khác nhau. Để hoạt động camera giám sát sử dụng nguồn năng lượng từ điện. Vậy lắp camera có tốn điện không?
Trên thực tế, các thiết bị của hệ thống camera giám sát hầu như đều không sử dụng trực tiếp nguồn điện 220V mà chỉ sử dụng nguồn điện 12V. Đồng thời, cường độ dòng điện trung bình của các thiết bị trong khoảng từ 2A đến 3A.
Lưu ý: Với những khách hàng có nhu cầu tự mua camera về lắp đặt đó là không cắm trực tiếp camera và đầu ghi vào ổ điện thông thường trong nhà vì đó là nguồn 220V – điều này dẫn đến cháy camera và đầu ghi rất gây nguy hiểm.
Dựa theo các chỉ số trên, công suất tiêu thụ điện năng cho một thiết bị sẽ được tính theo công thức sau:
-P (công suất trung bình) = U * I
-A (điện năng tiêu thụ 1 ngày) = U * I * t
Trong đó:
U: Hiệu điện thế dòng điện ( V)
I: Cường độ dòng điện (A)
t: Thời gian tiêu thụ dòng điện (h)
Các ví dụ:
Giả sử ta có 1 camera ( 12V-1A) - 1 đầu ghi ( 12V-2A) sử dụng trong 1 ngày thì:
Đầu ghi 1 ngày tiêu tốn: A = 12 x 2A x 24 = 576 (Wh)
Camera 1 ngày tiêu tốn: A = 12 x 1A x 24 = 288 (Wh)
Tổng công suất tiêu thụ của hệ thống: 576 + 288 = 864 (Wh) = 0.86 (kwh)
Với 1 chiếc tủ lạnh có công suất là 100W trong một ngày( tủ lạnh hoạt động trong 24h) lượng điện tiêu thụ khoảng: 2400(Wh)=2.4 (kwh)
Như vậy hệ thống camera 1 đầu ghi và 1 camera hoạt động trong một ngày bằng 30% lượng điện năng của 1 tủ lạnh P: 100W
-----------------------------------------------------------------------
Giả sử ta có 4 camera ( 12V-1A) - 1 đầu ghi ( 12V-2A) sử dụng trong 1 ngày thì:
Đầu ghi 1 ngày tiêu tốn: A = 12 x 2A x 24 = 576 (Wh)
Camera 1 ngày tiêu tốn: A = 12 x 1A x 24 x 4 = 1152(Wh)
Tổng công suất tiêu thụ của hệ thống: 576 + 1152= 1728(Wh) = 1.728(kwh)
Với 1 chiếc tủ lạnh có công suất là 100W trong một ngày( tủ lạnh hoạt động trong 24h) lượng điện tiêu thụ khoảng: 2400(Wh)=2.4 (kwh)
Như vậy hệ thống camera 1 đầu ghi và 4 camera hoạt động trong 1 ngày bằng 72% lượng điện năng của 1 tủ lạnh P: 100W
Qua cách tính và những phân tích trên có thể nhận thấy được rằng công suất camera quan sát tiêu thụ điện năng trong một ngày thấp nên việc lắp camera quan sát hoàn toàn không tiêu hao quá nhiều điện năng thế nên bạn có thể yên tâm khi lắp camera cho gia đình hay doanh nghiệp của mình.
Mặc dù các camera giám sát video không làm phiền điện của bạn hàng ngày, trong khi loại và số lượng camera an ninh, cũng như thời gian giám sát và nhiệt độ làm việc của chúng, có thể góp phần làm tăng hóa đơn tiền điện của bạn trong thời gian dài. Do đó, điều quan trọng là phải thực hiện một số biện pháp thích hợp để giảm mức tiêu thụ năng lượng của camera / hệ thống an ninh, ví dụ: mua camera an ninh đáng tin cậy, dây chất lượng và cáp và điều chỉnh cài đặt của camera của bạn để tiết kiệm năng lượng bằng cách tùy chỉnh phát hiện chuyển động.
Chắc hẳn qua bài viết này, khách hàng đã có câu trả lời cho mình với thắc mắc “Lắp camera có tốn điện không?”. Không cần phải quá lo lắng đến vấn đề hao tốn điện năng tiêu thụ của thiết bị, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi lắp đặt hệ thống camera an ninh an toàn và hiệu quả.
Xem thêm