Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây và chúng tôi sẽ gửi cho bạn một mật khẩu mới.
Độ phân giải là chỉ số thể hiện mức độ sắc nét của camera, các chi tiết có rõ nét hay hay không. Độ phân giải là một trong các thông số cơ bản của camera quan trọng nhất để đánh giá chất lượng camera đó có tốt không.
Độ phân giải của camera phần lớn do cảm biến CMOS (CMOS chipset) quyết định. Xem mục cảm biến CMOS ngay bên dưới.
Độ phân giải của camera được tính theo tỷ lệ chiều ngang và chiều dọc, đơn vị tính là pixel.
Độ phân giải cctv camera là gì?
Các tiêu chuẩn camera quan sát liên quan đến độ phân giải (Resolution)
Độ phân giải | Chiều ngang (pixel) | Chiều dọc (pixel) |
Camera HD 1.0Mp | 1080p | 720p |
1080p | 960p | |
Camera HD 1.3Mp | 1280p | 960p |
Camera Full HD 2.0Mp | 1280p | 1080p |
Camera 2K (4.0 Mp) | 2560p | 1440p |
2688p | 1520 | |
Camera 4K (8.0Mp) | 3840p | 2160p |
4096p | 2160p |
Đối với camera quan sát, thông số độ phân giải thường do chipset đồ họa của camera đó quyết định.
Chipset đồ họa còn được gọi là cảm biến CMOS, là một thiết bị điện tử có nhiệm vụ “thu hình ảnh” mà ống kính camera “bắt” được, sau đó tín hiệu sẽ được chuyển qua các bộ lọc để giúp hình ảnh rõ đẹp hơn.
Chipset đồ họa được ví như là “trái tim” của camera. Nó quyết định phần lớn giá thành của 1 chiếc camera và là một trong những tiêu chuẩn cơ bản của camera quan trọng nhất để xem xét chất lượng camera có tốt không, hình ảnh có rõ đẹp, màu sắc trung thực hay không.
Cảm biến CMOS Chipset camera là gì?
Ghi chú:
Ngoài các thông số trên camera quan sát thì thương hiệu chipset cũng có ý nghĩa rất quan trọng đến chất lượng hình ảnh và cả giá thành của 1 chiếc camera.
Brightness là độ sáng của một màu, thể hiện sự sáng / tối của màu sắc, hình ảnh. Độ sáng thay đổi từ 0% đến 100%.
Mức độ sáng – tối là một trong các thông số kỹ thuật trên camera cần được cân chỉnh phù hợp để có độ sáng hình ảnh phù hợp.
Độ sáng Brightness là gì?
Độ tương phản là sự khác biệt giữa hai màu đen – trắng trong khu vực nhận diện của camera. Contrast cũng là một trong những thông số cơ bản của camera quan sát có liên quan mật thiết đến chất lượng hình ảnh.
Độ tương phản (contrast) là gì?
Độ bão hòa màu là thông số thể hiện độ thuần khiết của màu. Khi hình ảnh có độ bão hòa màu cao, màu sắc sẽ sạch và rực rỡ. Khi hình ảnh có độ bão hòa màu thấp, màu sắc sẽ bị phai nhạt (giống hiện tượng bị mất màu)..
Saturation là một trong các thông số cơ bản của camera cần được cân chỉnh phù hợp để ảnh không quá lòe loẹt (rực rỡ quá) hoặc ngược lại không quá nhợt nhạt màu sắc.
Độ bão hòa màu Saturation là gì?
Độ sắc nét thể hiện sự chi tiết của hình ảnh khi camera thu hình. Khi độ sắc nét thấp ta có hình ảnh mịn và các chi tiết không rõ ràng. Khi ta điều chỉnh độ sắc nét quá cao thì xảy ra hiện tượng nhiễu hạt.
Sharpness là một trong những chỉ số kỹ thuật quan trọng trên camera để đánh giá hình ảnh có rõ nét hay bị hiện tượng nhòe hình (blur).
Độ sắc nét Sharpness là gì?
Chỉ số Gamma có ảnh hưởng trực tiếp với các màu ở quảng giữa (muddle tone). Ví dụ như đối với màu xám, nếu chỉ số gamma quá thấp thì màu hiển thị sẽ gần với màu trắng, ngược lại nếu quá cao thì màu sẽ gần với màu đen.
Rất khó để diễn tả sự khác nhau giữa gamma và brightness. Vì vậy để giải thích thông số kỹ thuật camera đặc biệt này, mời bạn hãy quan sát hình dưới đây:
Chỉ số Gamma của camera là gì?
Khi bật mirror on thì ảnh sẽ bị lật đối xứng. Chế độ mirror sử dụng khi lắp camera bị ngược (ví dụ gắn camera ốp lên trần), cần phải bật mirror để khi xem trên màn hình ảnh không bị ngược đầu.
Tính năng Mirror của camera là gì?
Tương tự Miror, khi lắp camera ở những tư thế không thuận lợi thì lúc này hình ảnh camera trên màn hình sẽ bị nghiêng. Bật tính năng Flip và chọn góc xoay bù vào để có góc nhìn camera chuẩn nhất.
Tính năng xoay Flip (rotation) trên camera là gì?
Độ phơi sáng là gì?
Độ phơi sáng là số lượng ánh sáng “lọt vào” khung hình của camera. Khi độ phơi sáng cao (ánh sáng lọt vào cảm biến quá nhiều) thì hình ảnh trên camera quan sát sẽ bị chói sáng, ngược lại khi độ phơi sáng quá thấp thì ảnh sẽ bị tối đen không quan sát được.
Độ phơi sáng là một trong những tiêu chuẩn kỹ thuật trên camera quan sát rất quan trọng, có tác động và ảnh hưởng lớn đến chất lượng của 1 bức ảnh.
Độ phơi sáng (expose) khác độ sáng (brightness) như thế nào?
Khi brightness cao ảnh sẽ bị quá sáng và mọi thứ trở nên trắng. Tuy nhiên khi độ phơi sáng cao ảnh sẽ bị “cháy sáng” tức ảnh sẽ bị lóa, các chi tiết bị chói sáng.Khi brightness thấp thì ảnh sẽ bị tối, và tương tự khi expose thấp ảnh sẽ bị tối. Trên thực tế khó phân biệt được do brightness thấp hay expose thấp.
Anti-flicker là tính năng chống rung hình, chống co giật và chớp chớp hình ảnh khi có sự khác nhau giữa tần số camera và tần số ánh sáng tại khu vực cần quan sát.
Hiện tượng này tương tự như khi các bạn dùng camera điện thoại để quay màn hình tivi (đặc biệt là các tivi đời cũ với màn hình CRT). Ảnh chụp lại sẽ bị nhiều vệt mờ có nhiều sọc ngang, còn khi quay video thì có hiện tượng nhiều sọc ngang song song di chuyển lên xuống màn hình.
Tính năng anti-flicker trên camera là gì?
Nguyên nhân của hiện tượng “rung” này là do có sự khác biệt giữa tần số phát (màn hình CRT của tivi) và tần số của camera.
Tính năng Anti-flicker trên camera cho phép người dùng thiết lập lại tần số của camera cho phù hợp với tần số ánh sáng của khu vực cần quan sát.
Trên camera thường có 03 thiết lập Anti-Flicker cơ bản:
Anti-Flicker ON (ảnh trái)
Anti-flicker là một trong các thông số trên camera quan sát chỉ có trên các dòng camera cao cấp, đắt tiền.
2D DNR (2D Digital Noise Redution) và 3D DNR (3D Digital Noise Redution) là 2 tính năng hỗ trợ giảm nhiễu hình ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu, ảnh sẽ không bị nhiễu hạt. Khi tăng mức độ giảm nhiễu quá cao hình ảnh thường bị lòe hoặc có hiện tượng bóng đỗ.
3D Digital Noise Redution là một trong các thông số trên camera quan sát giúp hình ảnh rõ nét vào ban đêm (hoặc khi ánh yếu). Tính năng chống nhiễu 3D-DNR thường chỉ xuất hiện trên các dòng camera trung và cao cấp.
Công nghệ chống nhiễu 3D DNR là gì
Công nghệ 2D DNR và 3D DNR khác nhau như thế nào?
So sánh công nghệ giảm nhiễu 2D DNR và 3D DNR khác nhau như thế nào?
Góc nhìn (góc quan sát) của camera là độ rộng, độ mở của vùng quan sát. Góc quan sát rộng sẽ giúp vùng quan sát camera được “rộng” hơn, giúp chúng ta thấy được không gian bao quát hơn.
Góc quan sát của camera là gì?
Tuy nhiên các bạn cần lưu ý rằng góc quan sát tỷ lệ nghịch với khoảng cách. Điều này có nghĩa khi góc quan sát hẹp thì camera sẽ quan sát tốt các vật thể xa, khi góc quan sát rộng thì vùng quan sát rộng hơn nhưng chỉ quan sát rõ các đối tượng ở gần. Điều này tương tự như bạn đang điều chỉnh tiêu cự của 1 chiếc ống nhòm vậy!
Góc nhìn là một trong những tiêu chí kỹ thuật quan trọng khi chọn mua camera, phụ thuộc vào khoảng cách và độ rộng của không gian cần quan sát.
Một số tiêu chuẩn kỹ thuật của camera liên quan đến góc nhìn (các góc nhìn camera thông dụng):
Góc quan sát được quyết định bởi tiêu cự ống kính camera.
Các bạn để ý có thể thấy rằng:
Các tiêu chuẩn tiêu cự & góc nhìn thông dụng trên camera:
Tiêu cự (ống kính) | Góc nhìn camera | Ghi chú |
12mm | 26o | Camera tiêu cự lớn, góc nhìn hẹp |
7mm – 22mm | 40o – 17o | Tiêu cự động |
8mm | 40.5o | Camera tiêu cự lớn, góc nhìn hẹp |
6mm | 52.9o | Camera tiêu cự lớn, góc nhìn hẹp |
3.6mm | 73o | Tiêu cự thông dụng |
3.6mm | 84o | Tiêu cự thông dụng |
3.6mm | 85o | Thông dụng |
3.6mm | 87o | Thông dụng |
3.6mm | 88o | Thông dụng |
3.6mm | 89.9o | Thông dụng |
2.7mm – 13.5mm | 91o – 25o | Tiêu cự động |
2.7mm – 13.5mm | 98o – 26o | Tiêu cự động |
2.7mm | 102o | Góc nhìn rộng, tiêu cự ngắn |
2.7mm – 13.5mm | 102o – 29o | Tiêu cự động |
2.7mm – 13.5mm | 106o – 30o | Tiêu cự động |
2.8mm | 107.2o | Góc nhìn rộng, tiêu cự ngắn |
2.8mm – 6mm | 110.5o – 52.9o | Tiêu cự động |
2.8mm | 112o | Góc nhìn rộng, tiêu cự ngắn |
3.7mm – 11mm | 112o – 46o | Tiêu cự động |
Tiêu cự là một trong các thông số cơ bản của camera quan sát có ảnh hưởng lớn đến cách chọn vị trí lắp đặt camera. Dựa vào khoảng cách và góc độ cần quan sát, bạn cần chọn loại tiêu cự cho phù hợp.
WDR là viết tắt của chữ Wide Dynamic Range (dịch sát nghĩa là cho phép camera quan sát dãy ánh sáng rộng hơn) là công nghệ chống ngược sáng trên camera, giúp camera quan sát rõ các chi tiết trong tình huống bị ngược sáng (ánh sáng nền mạnh).
Ví dụ, trong tình huống camera được lắp trong tối (dưới mái nhà) và quan sát khu vực ngoài trời có ánh sáng mạnh, bị chói sáng…. thì công nghệ WDR sẽ giúp nhìn rõ vật thể hơn.
Công nghệ WDR chống ngược sáng là gì?
WDR cũng là một trong các thông số trên camera quan sát chỉ có trên các dòng camera đắt tiền (đi kèm với các tính năng cao cấp). Phổ biến nhất là các dòng camera chống ngược sáng WDR 120dB. Một số loại camera trung cấp thì được trang bị tính năng D-DWR (Digital WDR) không thực sự chất lượng.
Starlight (Night Breaker) là công nghệ đặc biệt giúp camera quan sát tốt màu sắc trong điều kiện ánh sáng yếu (hoặc thậm chí là rất yếu). Công nghệ Starlight được mệnh danh là giúp camera có khả năng “đánh bật bóng đêm”.
Thực vậy, công nghệ Starlight chỉ được trang bị trên những dòng camera thuộc phân khúc đắt tiền hơn, cao cấp hơn.
Công nghệ Starlight / Night Breaker trên camera là gì?
Trong điều kiện thiếu sáng, thay vì camera bật đèn hồng ngoại và chỉ quan sát hình ảnh trắng đen, thì với công nghệ Starlight camera sẽ quan sát được ảnh có màu sắc khá rõ ràng. Đây là một công nghệ cực hay, và rất hữu ích (theo quan điểm của chúng tôi).
Face Detection là công nghệ nhận diện gương mặt của camera. Công nghệ này cho phép camera phân biệt và phát hiện khi có người đi ngang qua vùng quan sát của camera.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt (face detection) giúp camera phân biệt được giữa con người với các đối tượng chuyển động khác như: xe cộ, vật nuôi, thú nuôi, đồ vật…
Face Detection nhận diện khuôn mặt là gì?
Công nghệ nhận diện khuôn mặt dựa vào phân tích điểm ảnh và đưa ra kết luận đó phải là khuôn mặt con người hay không.
Ứng dụng Face Detection:
Tùy vào chức năng thiết lập của từng camera, khi phát hiện khuôn mặt thì camera sẽ có những phản ứng khác nhau như:
Face Search (hay còn gọi là Face Recognition) là tính năng tìm kiếm khuôn mặt trong cơ sở dữ liệu đã được cài đặt sẵn.
Face Search/Face Recognition là tính năng nâng cao của Face Detection. Face Search là kết hợp của 02 tính năng:
Tùy vào thiết lập hành động phản ứng mà khi phát hiện đúng đối tượng cần tìm kiếm, camera sẽ kích hoạt các tính năng cần thiết như gửi báo động khẩn cấp, báo động tin nhắn…
Face Search (Face Recognition) là gì?
Ứng dụng Face Search:
Chức năng face search thường ứng dụng trong các ngành nghề cần có tính bảo mật cao. Ví dụ như: